Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu
Ai thuộc thế hệ 9X đổ lại chắc hẳn đã từng có những ngày Tết Trung Thu đầy niềm vui và thật ý nghĩa. Khi ấy mọi thứ thật đơn giản, chỉ là những chiếc đèn lồng tự chế, vài ba mẩu nến thừa, một ít trái cây gom góp với nhau, một chiếc bánh nướng cắt nhỏ vụn thành nhiều phần để chia cho mọi thành viên trong gia đình. Và chúng ta chỉ vui chơi, chỉ hưởng thụ những gì tuyệt vời nhất mà mấy ai hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này.
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu không phải ai cũng “tỏ”
Tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu, vào đúng hôm rằm tháng tám, đây được xem là phong tục cổ truyền và lâu đời của người dân Việt Nam. Trong dịp này, người ta làm cỗ cúng gia tiên, bày trái cây, hương nến, bánh nướng, bánh dẻo cúng thần mặt trăng. Người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, hát trống quân, trẻ em thì rước đèn, xem múa lân, ca hát…
Nguồn gốc của ngày Tết Trung thu
Ngày Tết Trung thu có nguồn gốc từ bên Trung Quốc, sau đó du nhập vào Việt Nam. Trải qua nhiều thập kỷ nhưng người dân Việt vẫn gìn giữ, phát huy và giữ trọn tinh hoa cho đến tận bây giờ.
Tết trung thu của Việt Nam bắt nguồn từ người Trung Quốc
Chuyện xưa kể rằng một lần vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) đang dạo chơi tại vườn Ngư uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch thì gặp một đạo sĩ tên La Công Viễn (Hay còn gọi là Diệp Pháp Thiện), người này có ý muốn đưa nhà vua lên cung trăng dạo quanh một vòng. Nhà vua vô cùng hân hoan vui sướng, khi lên đến nơi ông thấy cảnh vật vô cùng mờ ảo, đẹp như trong mơ, ánh sáng huyền diệu, âm thanh du dương, còn có các nàng tiên nữ đang múa hát uyển chuyển. Trong giờ phút tuyệt vời ấy, nhà vua quên cả thời gian, lưu lại mặt trăng cho đến khi trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc nhà vua mới trở về nhưng trong lòng luyến tiếc khôn nguôi. Về đến trần gian nhà vua ra lệnh cho chế ra Nghệ Thường Vũ Y và cứ đến ngày rằm tháng tám lại cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng, dần dần nó trở thành phong tục truyền thống của dân gian.
Ý nghĩa của ngày tết Trung thu
Ngày tết trung thu mang ý nghĩa của sự đoàn viên, tụ họp trong gia đình
Tết trung thu của người Việt và người Hoa có nhiều điểm khác nhau. Theo phong tục cổ truyền, vào ngày rằm tháng tám, người lớn sẽ bày cỗ để trẻ con vui trung thu, có cả lồng đèn trang trí khắp nhà, cỗ trung thu có bánh kẹo, mía, bưởi và nhiều loại quả khác nữa. Đây cũng là dịp để con cái, cháu chắt, hậu bối bày tỏ tấm lòng thành kính với những người bề trên, từ đó tình cảm gia đình cũng trở nên khăng khít hơn bao giờ hết. Cũng trong dịp này người ta còn mua bánh trung thu, trà rượu để cúng biếu tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác.
Đối với người Hoa, rằm tháng tám là dịp để người ta thưởng thức múa lân thì người Việt lại múa sư tử. Người Việt còn tổ chức hát trống quân trong dịp tết trung thu, điệu trống theo nhịp ba “thình, thùng, thình”. Trai gái ngày xưa dùng điệu hát trống quân hát trong những đêm rằm tháng tám để vui chơi và cũng để kém chọn bạn trăm năm cho mình. Tết trung thu ban đầu là tết của người lớn, sau dần trở thành của trẻ em và trở thành nét đẹp cần gìn giữ của người dân Việt.
Ngày nay cuộc sống hiện đại, bọn chen tập nập khiến ngày tết trung thu trở nên nhạt dần
Thế nhưng cuộc sống ngày nay tất bật, bon chen đến nghẹt thở khiến người lớn chúng ta mải miết với hàng trăm công việc trên đầu, trẻ con thì ngụp lặn trong một tá bài vở ở trường làm ngày Tết Trung thu “nhạt dần” và đánh mất vị trí vốn có của mình. Có lẽ rằng, Tết trung thu có ý nghĩa nhất, vui vẻ nhất, đáng có nhất là trong tâm trí của thế hệ 8 X, 9X về trước – khi mà tuổi thơ chưa bị bủa vây bởi công nghệ số và sự dưa thừa về vật chất. Vào khoảng thời gian đó, đôi khi chỉ với vài chiếc đèn lồng tự chế, vài vỏ lon bia, vài mẩu nến thừa, một ít trái cây gom góp đã khiến ta tận hưởng trọn vẹn một cái tết trung thu đầy ý nghĩa và nhiều niềm vui.
Tết trung thu là phong tục đầy ý nghĩa về sự báo hiếu, biết ơn của tình thân hữu, của đoàn tụ, của yêu thương. Vì vậy, cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này bạn nhé!
Đặc sản 4 phương tổng hợp